MỤC ĐÍCH QUAN TRẮC TIẾNG ỒN
- Xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép hiện hành;
- Xác định ảnh hưởng của các nguồn gây tiếng ồn riêng biệt hay nhóm các nguồn gây tiếng ồn;
- Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát tiếng ồn;
- Đánh giá diễn biến ô nhiễm ồn theo thời gian và không gian;
- Cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn;
- Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương.
PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC TIẾNG ỒN
Lựa chọn vị trí điểm quan trắc tiếng ồn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995. Trong đó, phải lưu ý các điểm sau:
- Vị trí lựa chọn phải đặc trưng cho khu vực cần quan trắc (phải có toạ độ xác định);
- Tránh các vật cản gây phản xạ âm;
- Tránh các nguồn gây nhiễu nhân tạo: tiếng nhạc, tiếng va đập của kim loại, trẻ em nô đùa…;
- Chọn vị trí đo sao cho có sự truyền âm ổn định nhất với thành phần gió thổi không đổi từ nguồn đến vị trí đo.
Thiết bị được sử dụng là các máy đo tiếng ồn tích phân có kèm theo bộ phân tích tần số. Trường hợp không có máy đo tiếng ồn tích phân thì đo bằng máy đo mức âm tiếp xúc.
Khi thực hiện các phép đo ngoài trời phải giảm phản xạ âm đến tối thiểu. Các phép đo phải thực hiện cách cấu trúc phản xạ âm ít nhất 3,5 mét không kể mặt đất. Khi không có quy định khác thì độ cao tiến hành đo là 1,2-1,5 mét so với mặt đất.
TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
- QCVN 26:2010/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn”.
- TCVN 5964:1995 “Âm học – Mô tả và đo tiếng ồn môi trường – Các đại lượng và phương pháp đo chính”.