Quan trắc

MỤC ĐÍCH QUAN TRẮC ĐỘ RUNG

Đo tần số rung động sinh ra trong quá trình thi công công trình, từ đó đánh giá mức độ ảnh hưởng của rung động do thi công đối với môi trường xung quanh.


PHƯƠNG PHÁP QUAN TRẮC ĐỘ RUNG

Các điểm đo là các vị trí nằm sát phía ngoài đường ranh giới của cơ sở sản xuất công nghiệp hoặc công trình xây dựng với khu công cộng và dân cư.

Gắn đầu đo lên bề mặt đối tượng đo (sàn, nền nhà hay mặt đất…) để thu được các tín hiệu rung trung thực. Đầu đo phải tiếp xúc tốt với các đối tượng được đo. Đầu đo phải được gắn cố định và chắc chắn với đối tượng đo bằng sử dụng vít cấy. Cũng có thể sử dụng nam châm hay cần đo gắn vào đầu đo.

Không đo rung trên sàn, nền nhà có phủ các loại thảm, các loại chiếu.

Cách lấy các giá trị đo gia tốc rung:

  • Giá trị quan sát, đo được khi các giá trị đo đã ổn định.
  • Khi dao động có tính chu kỳ hay ngắt quãng, giá trị đo là giá trị gia tốc trung bình của các giá trị cực đại của mỗi giá trị dao động.
  • Khi có dao động bất qui tắc, bất thường thì lấy giá trị gia tốc trung bình của 10 giá trị lớn nhất trong 100 giá trị đo được (mỗi giá trị trong mỗi 5 giây).

Quy trình đo đạc:

  • Các thông số rung chấn sẽ được máy thu thập.
  • Qua phần mềm ở máy tính đã kết nối, số liệu sẽ được xử lý cho ra các giá trị như biên độ dao động, tần số dao động, gia tốc kế
  • Kết quả này sẽ được lưu trữ dạng file.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

  • QCVN 27:2010/BTNMT “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung”.
  • TCVN 6963: 2001 “Rung động và chấn động – Rung động do các hoạt động xây dựng và sản xuất công nghiệp – Phương pháp đo”.
  • TCVN 7378:2004 “Rung động và Chấn động – Rung động đối với công trình – Mức rung giới hạn và phương pháp đánh giá”.
Đăng ký nhận báo giá
Contact Me on Zalo