MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH HAI CHIỀU
Thí nghiệm tự cân bằng Osterberg (hay còn gọi Thí nghiệm O-cell, Thí nghiệm nén tĩnh hai chiều) là công nghệ thí nghiệm nén tĩnh mới cho cọc được phát minh và thương mại hóa bởi Giáo sư người Mỹ – Jorj Osterberg.
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM NÉN TĨNH HAI CHIỀU
Thí nghiệm nén tĩnh hai chiều thực chất là thí nghiệm nén tĩnh cọc. Thí nghiệm nén tĩnh hai chiều sử dụng ma sát thân cọc và sức kháng mũi cọc làm hệ phản lực.
Hệ thống kích thủy lực được lắp đặt trong thân cọc thay vì đặt ở đầu cọc như thí nghiệm nén tĩnh thông thường. Kích thủy lực được hàn giữa 2 tấm thép chịu lực và gắn vào lồng thép, vị trí đặt kích được xác định dựa trên dữ liệu địa chất. Mục đích chính của việc xác định vị trí bộ kích thủy lực là nhằm cân bằng các lực theo 2 phương trong cọc (Ma sát thân cọc ở trên và ma sát thân cọc cùng với sức kháng mũi cọc ở dưới).
Thí nghiệm nén tĩnh hai chiều đo chuyển vị ở trên và dưới kích thủy lực dưới tác dụng của tải trọng chứ không phải ở đỉnh cọc như thí nghiệm nén tĩnh thông thường.
Thí nghiệm nén tĩnh hai chiều đơn cấp
- Chia cọc thành 2 phần (đỉnh và đáy) và được sử dụng như hệ phản lực cho nhau.
- Lắp đặt kích 2 chiều sao cho tạo ra lực cân bằng và ngược nhau trong cọc.
- Vị trí đặt kích được xác định dựa vào điểm có sức kháng cân bằng trong cọc (có thể được xác định từ sức kháng tích lũy của cọc).
- Phần trên và phần dưới được gia tải một cách độc lập (cọc có thể hoạt động hiệu quả hơn)
|
|
Thí nghiệm nén tĩnh hai chiều đa cấp
- Nếu đường kính cọc nhỏ, không thể lắp đặt 1 cấp kích, sử dụng thí nghiệm nén tĩnh hai chiều đa cấp chia nhỏ cọc để thí nghiệm cho từng đoạn
- Kích đa cấp, thông thường là 2 cấp, được cài đặt để huy động tốt hơn mỗi đoạn cọc. Cọc được chia làm 3 đoạn (2 cấp).
- Thí nghiệm được tiến hành theo 3 bước:
- Bước 1: Đoạn 3 sẽ được huy động, sử dụng đoạn 1 & 2 như hệ phản lực
- Bước 2: Đoạn 1 & 2 sẽ được huy động sử dụng mỗi đoạn như hệ phản lực, sử dụng kích cấp 2
- Bước 3: Nếu Đoạn 2 đã đạt mức phá hoại trước Đoạn 1, Kích cấp 2 sẽ bị khóa để cho phép Đoạn 2 & 3 làm hệ phản lực để tiếp tục huy động Đoạn 1
- Rất thích hợp cho cọc thử phá hoại, bởi vì cọc được chia thành các đoạn nhỏ với tỷ lệ lực cản nhỏ hơn
- Mỗi đoạn có thể được huy động một cách hiệu quả hơn để xác định tốt hơn các đặc tính lực cản
- Mỗi đoạn cọc được huy động riêng rẽ, và các kết quả từ cùng một cọc được tổng hợp để đưa ra kết quả tổng thể của cọc.
|
|
TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
- ASTM D1143/ D1143M-07 “Phương pháp thử nghiệm cho móng sâu bằng tải trọng tĩnh ép dọc trục”.