Khảo sát, Kiểm định, Thí nghiệm trong phòng

MỤC ĐÍCH KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

Cung cấp các số liệu thông tin của đất nền như: Bề dày của các lớp đất, sự phân bố của chúng trong phạm vi khảo sát, các đặc trưng cơ lý của mỗi lớp đất, đặc điểm nước dưới đất, … để phục vụ cho công tác thiết kế xây dựng công trình.

Nhiệm vụ khảo sát địa chất bao gồm:

  • Xác định sự phân bố của các các lớp đất đá theo diện tích và chiều sâu;
  • Xác định đặc tính cơ lý của các lớp đất, mực nước dưới đất và đánh giá sơ bộ về khả năng ăn mòn của nước;
  • Đánh giá sơ bộ khả năng chịu tải, tính nén lún của các lớp đất đá nghiên cứu;
  • Đánh giá sơ bộ các hiện tượng địa chất bất lợi ảnh hưởng đến công tác thi công hố đào sâu và kiến nghị các phương án chống đỡ.

PHƯƠNG PHÁP KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT

  • Phương pháp địa vật lý;
  • Khoan kết hợp thí nghiệm SPT, lấy mẫu đất để mô tả và phân tầng. Khối lượng mẫu nguyên trạng để thí nghiệm trong phòng được lấy trong một số hố khoan đại diện: 1 mẫu đến 2 mẫu cho lớp đất có bề dày nhỏ hơn 5 m, 2 mẫu đến 3 mẫu cho lớp đất dày từ 5 m đến 10 m, 3 mẫu đến 4 mẫu cho lớp đất dày từ 10 m đến 15 m;
  • Thí nghiệm xuyên tĩnh được xen kẽ giữa các hố khoan, nhằm xác định sự biến đổi tổng quát bề dày các lớp đất và độ cứng của chúng;
  • Thí nghiệm cắt cánh hiện trường (đối với đất có độ trạng thái từ dẻo mềm đến chảy);
  • Thí nghiệm trong phòng với mẫu đất nguyên trạng xác định các chỉ tiêu phân loại đất, độ bền và tính biến dạng của các loại đất;
  • Phân tích hoá học một số mẫu nước đặc trưng.

TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG

  • TCVN 9363:2012 “Khảo sát cho xây dựng – khảo sát địa kỹ thuật cho nhà cao tầng”.
  • TCVN 9437:2012 “Khoan thăm dò địa chất công trình”.
Đăng ký nhận báo giá
Contact Me on Zalo