MỤC ĐÍCH THÍ NGHIỆM PIT
Thí nghiệm biến dạng nhỏ (PIT) được thực hiện nhằm đánh giá mức độ toàn vẹn và khuyết tật (nếu có) của cọc.
PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM PIT
Phương pháp thí nghiệm PIT dựa trên lý thuyết truyền sóng ứng suất theo một phương trong thanh đàn hồi gây ra bởi tác động của lực xung, trong đó thay đổi kháng trở trong thanh sóng phản hồi trở lại đỉnh.
Khi tác động vào đầu cọc, sóng ứng suất sẽ truyền dọc theo thân cọc với vận tốc C, C là hàm của module đàn hồi E và khối lượng riêng r (C2=E/r). Thời gian để sóng phản xạ trở lại đầu cọc tỷ lệ với khoảng cách mà sóng bị phản xạ.
Vì kháng trở cọc (Z) phụ thuộc trực tiếp vào tiết diện tích và module đàn hồi, vì vậy giá trị kháng trở là đại lượng xác định tiết diện cọc và chất lượng bê tông cọc.
Khi sóng ứng suất (Wi) gặp sự thay đổi kháng trở cơ học từ Z1 = r1.A1.C tới Z2 = r2.A2.C, thì một phần sóng phản hồi đi lên (Wu) và phần còn lại truyền xuống dưới (Wd) để cả hai điều kiện tương thích và cân bằng sau được thoả mãn:
Wd = Wi [2.Z2 / (Z2 + Z1)]
Wu = Wi [(Z2 – Z1) / (Z2 + Z1)]
Tại mũi cọc tự do (Z2 = 0), sóng nén được phản hồi toàn bộ nhưng ngược dấu, còn đối với cọc đồng đều (Z1 = Z2) thì sóng nén lan truyền với biên độ không đổi.
Sóng ứng suất được phản hồi tại mọi vị trí có sự thay đổi kháng trở cơ học của cọc và phản hồi thu nhận được ở đỉnh cọc sau khoảng thời gian tỷ lệ với khoảng cách vị trí thay đổi kháng trở ấy. Sóng phản hồi này gây ra sự thay đổi lực và vận tốc đo được tại đỉnh cọc. Mức độ thay đổi biên độ vận tốc tại đỉnh cọc cho phép xác định mức độ thay đổi kháng trở, kết hợp với điều kiện địa chất thực tế làm cơ sở cho việc phán đoán tính nguyên vẹn của cọc.
TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG
- TCVN 9397:2012 “Cọc – Kiểm tra khuyết tật bằng phương pháp động biến dạng nhỏ (PIT)”.
- ASTM D5882-07 “Phương pháp thí nghiệm biến dạng nhỏ cho móng sâu”.